Bạn đang muốn tự học đàn piano cơ bản tại nhà nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Nếu như vậy thì bài viết “cách học đàn piano cơ bản” hôm nay của chúng mình là dành riêng cho bạn rồi. Hãy cùng theo dõi với chúng mình ngay bây giờ nhé!
Tất nhiên, khi bắt đầu một môn học nào đó thì bạn cần nhiều hơn niềm đam mê và kiên nhẫn. Nhất là với bộ môn piano, đặc biệt lại là tự học đàn piano cơ bản tại nhà, bạn cần phải chăm chỉ và kiên trì thì mới có thể đạt được kết quả được. Về cơ bản, sẽ có những bước tự học bạn đầu như sau:
1. Có đàn piano để tập luyện
Trước tiên bạn nên mua cho mình một cây đàn piano để tiện cho việc học tập và luyện tập sau này. Đây có thể là piano điện hoặc cơ tùy vào ngân sách và sở thích của các bạn nhé!
2. Nhận diện được các nốt nhạc
Việc nhận diện được các nốt nhạc quan trong như việc bạn nhận diện được các mặt chữ cái a,b,c … trong việc học chữ vậy. Đây là những kiến thức cơ bản quan trọng đầu tiên bạn phải lưu ý trước khi bắt đầu học bộ môn piano này.
Chúng ta hãy bắt đầu với các nốt quen thuộc Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do. Những nốt nhạc được kí hiệu bằng các chữ cái A B C D E F G. Mỗi nốt nhạc sẽ mang một tần số khác nhau.
3. Xác định được vị trí những nốt nhạc trên bàn phím đàn
Trên đàn Piano tiêu chuẩn gồm 88 phím, đó chính là 88 nốt, tương đương với 7 quãng 8. Mỗi quãng 8 đàn piano gồm 12 phím trong đó có 7 nốt trắng và 5 nốt đen. Khi học Piano, bạn chỉ cần hiểu và nhớ 1 quãng tám thôi, là bạn có thể nhớ toàn bộ nốt trên phím đàn.
Bạn có thể quan sát, các phím trắng thì liên tục nằm sát nhau, còn các phím đen thì được sắp xếp theo nhóm, nhóm 2 phím và nhóm 3 phím. Phím trắng nằm giữa các nhóm 2 phím đen lúc nào cũng là D. Nốt G và A là các phím trắng nằm giữa các nhóm 3 phím đen.
4. Luyện tay trên phím đàn
Bạn cần tập luyện các ngón tay sao cho linh hoạt trên phím đàn. Bắt đầu bằng việc đánh những nốt cơ bản Do-Re-Mi-Pha-Sol và ngược lại Sol-Fa-Mi-Re-Do trên bàn ngón tay nhiều lần. Sau đó khi đã quen rồi thì chuyển sang luyện 2 bàn tay.
Cứ thế cố gắng luyện tập cho quen tay và thuần thục.
5. Hiểu các hợp âm piano và học hợp âm Piano cơ bản
Trong nhạc lý đàn piano có các hợp âm cơ bản sau:
Hợp âm trưởng (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa):
C (đô trưởng): Đô – Mi – Sol
D (rê trưởng): Rê – Fa# – La
E (mi trưởng): Mi – Sol# – Si
F (fa trưởng): Fa – La – Đô
G (sol trưởng): Sol – Si – Rê
A (la trưởng): La – Đô# – Mi
B (si trưởng): Si – Rê# – Fa#
Hợp âm thứ (kí hiệu bằng 1 chữ cái in hoa kèm theo chữ “m” phía sau):
Cm (đô thứ): Đô – Mi (b) – Sol
Dm (rê thứ): Rê – Fa – La
Em (mi thứ): Mi – Sol – Si
Fm (fa thứ): Fa – La(b) – Đô
Gm (sol thứ): Sol – Si(b) – Rê
Am (la thứ): La – Đô – Mi
Bm (si thứ): Si – Rê – Fa#
Khi đã nắm rõ 14 thế bấm của 7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ thì chúng ta có thể dễ dàng suy ra các hợp âm có dấu thăng (#) hoặc giáng (b).
Bạn có thể dễ dàng thấy một quy tắc được đưa ra: Bắt đầu từ hợp âm trưởng/thứ thăng tất cả các nốt lên 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm thăng, giáng tất cả các nốt xuống 1/2 cung sẽ trở thành hợp âm giáng. Sau khi đã nắm rõ về các nốt nhạc, các hợp âm cũng như cách học nhạc lý piano rồi thì bước tiếp theo đó là bạn nên thực hành nhiều lần trong khi học đàn piano để mang lại cho bạn hiệu quả cao nhất khi tập luyện.
6. Chọn lựa những bài hát đơn giản để luyện tập bước đầu
Khi đã hiểu về các nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên bàn phím và các hợp âm, nhạc lý cơ bản. Việc tiếp theo bạn cần làm là luyện tập để có thể dễ dàng phối hợp lý thuyết với thực hành thành thục. Lời khuyên trong khoảng thời gian đầu này: Bạn nên lựa chọn nhưng bài hát đơn giản để luyện tập thật nhuyễn trước, những bài hát đơn giản cũng sẽ làm cho bạn hứng thú hơn, không bị ngập, bị nản trong thời gian đầu.
Một số bản nhạc gợi ý như: Happy Birth Day, Twinkle, twinkle little star, Jingle bell, Silent Night, Holy Night, Mary had a little lamb, Row, row, row your boat.
Tuy nhiên, để có thể dễ dàng hơn, bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều những giáo trình học piano khác nhau để tìm ra những phương pháp phù hợp với bạn.
7. Đặt ra mục tiêu cụ thể
Để việc luyện tập được cụ thể hóa và dễ dàng theo hơn, bàn cần lập cho mình bảng mục tiêu cụ thể. Kèm theo đấy là thời gian hoàn thành. Ví dụ như mục tiêu “ Luyện ngón thành thục”, thời gian thực hiện 3 tháng, mỗi ngày bỏ ra 1 tiếng để luyện ngón, kiên trì thực hiện.
Khi đấy, bạn sẽ có một đích đến rõ ràng, từ đó tăng tính kỉ luật của bản thân lên. Đây cũng là việc để kích thích sự chăm chỉ và tăng sự hưng phấn khi tập luyện. Khi não bạn đã nhận diện được sự thay đổi rõ ràng, những kết quả cụ thể bạn đạt được thì bạn sẽ có thêm động lực để đạt những mục tiêu tiếp theo.