Vai trò của tiết tấu trong âm nhạc

Trước hết, cần xác định khái niệm tiết tấu trong âm nhạc là để chỉ các hình thức âm nhạc khởi nguyên sơ khai của con người, ngay từ thuở chúng ta chưa có văn tự hay cả hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của con người lúc ấy cũng còn chưa được hoàn thiện. […]

Trước hết, cần xác định khái niệm tiết tấu trong âm nhạc là để chỉ các hình thức âm nhạc khởi nguyên sơ khai của con người, ngay từ thuở chúng ta chưa có văn tự hay cả hệ thống ngôn ngữ giao tiếp của con người lúc ấy cũng còn chưa được hoàn thiện. Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ giao tiếp, tiếng nói của con người vẫn được xem là chất liệu ban đầu đóng vai trò như một thành tố quan trọng nhất làm nên âm nhạc sau này, bởi tiếng nói của con người mang sẵn trong nó sự phân chia các sắc độ nhịp điệu ra những phần mạnh nhẹ khác nhau.

Icon with head speaking – Speech therapistChúng ta có thể dẫn ra khá nhiều những ví dụ trong những làn điệu tương đối phổ biến và xuất hiện khá lâu đời trong hành trình của nhiều cộng đồng cư dân Việt Nam xuyên suốt dòng chảy lịch sử từ thuở xa xưa đến tận ngày hôm nay như hát ru con, hát chèo, hát xẩm,… Vậy, trên cái nền tảng cơ sở của một giai điệu được xem là lòng bản ấy thì nhịp điệu, tiết tấu có vai trò ra sao trong diễn tấu cũng như trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta từ xa xưa?

Một điều chắc chắn rằng, mặc dù còn rất thô sơ nhưng ngay từ buổi bình minh, khi thực hành âm nhạc, mà trước hết là nhạc hát, hát ru, hò,… con người đã tìm mọi cách để có được sự hỗ trợ đắc lực của tất cả những vật liệu tạo âm, tạo tiếng, tạo nhịp điệu và tiết tấu có trong tự nhiên cũng như dần tiến tới việc chế tác ra các loại tiền nhạc khí, đến các loại nhạc khí về sau, trong  đó có bộ gõ. Chẳng hạn, một ống nứa, một ống tre, một quả bầu khô nạo sạch ruột hay một chiếc sừng trâu, vỏ ốc,… Do đó, nếu nền tảng giai điệu được phép uốn lượn thay đổi cho phù hợp với dấu giọng của câu ca, thì cả vấn đề độ dài ngắn của âm nhạc, tiết nhịp cũng được cho phép co giãn nhằm đáp ứng nhu cầu diễn cảm của người nghệ nhân dân gian hay vì một mục đích nào đó mà ta thấy cần thiết nhắc lại ca từ,… Miễn sao sự thay đổi ấy phải tuân theo những quy tắc, dù chỉ bằng cảm tính của mọi người về sự phân chia trọng âm trong mỗi tiết nhịp.

Như vậy, dù là một bài ca hay thể loại âm nhạc được xem là tự do nhất trong hình thức diễn đạt (ngân nga hay kể lể,…) và nếu được ghi lên bản phổ thơ, các nhạc sỹ ghi âm thường không chỉ ghi số nhịp điệu ở đầu khuông nhạc,… cho dù có được ghi chú là “hát tự do” hoặc “tương đối tự do”, chúng ta vẫn thấy dấu ấn của tiết tấu, cái yếu tố chi phối bất khả kháng của thời gian vào quá trình và xu hướng chuyển động, vận động của âm điệu, của giai điệu và là một tất yếu của âm nhạc. Nói cách khác, cùng với âm điệu, giai điệu (mới chỉ xét trên khía cạnh cao độ thuần tuý), thì tiết tấu là một bộ phận buộc phải có để làm nên cái mà ta gọi là âm nhạc, bất luận đó là loại âm nhạc gì.

Âm điệu trong mối quan hệ xác định âm chuẩn

Âm điệu (Intonation) là một khái niệm biểu hiện những cảm xúc và tiêu chí thẩm mỹ nhất định của một cộng đồng người thông qua thính giác. Âm điệu được xác định bởi các tiêu chí học thuật và truyền thống thẩm mỹ phổ biến của cả cộng đồng. Như đã trình bày, trong hệ thống thang âm bình quân mà âm nhạc cổ điển Châu Âu đã sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu nhiều thế kỷ qua. Hàng âm điều hòa hoàn chỉnh bao gồm 88 bậc âm độc lập, được gọi là bồi âm nửa cung thuộc giới hạn tiếp nhận của thính giác một cách phổ biến nhất. Đây được coi là cơ sở để xác định cao độ chuẩn khi lấy cao độ của nốt La1 với 440 Hz dao động trong một giây làm “âm mẫu – diapason”.

Nguồn: http://guitartaylor.com/vai-tro-cua-tiet-tau-trong-am-nhac.html