Lịch sử ra đời của đàn Piano cơ trên thế giới

  Từ lâu đàn piano cơ được biết đến là nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi diễn độc tấu, thính phòng tại phương tây. Với nhưng âm thanh êm tai nhẹ nhàng mà nhiều người đã chọn tìm hiểu về đàn piano thay vì những hình thức giải trí khác. Vậy lịch sử […]

 

Từ lâu đàn piano cơ được biết đến là nhạc cụ không thể thiếu trong các buổi diễn độc tấu, thính phòng tại phương tây. Với nhưng âm thanh êm tai nhẹ nhàng mà nhiều người đã chọn tìm hiểu về đàn piano thay vì những hình thức giải trí khác. Vậy lịch sử ra đời của đàn piano cơ trên thế giới bắt đầu như nào? Chắc hẳn bạn cũng muốn tìm hiểu về điều này.

Không chỉ những người đam mê nghiên cứu nhạc cụ tìm hiểu rõ về nguồn gốc của đàn piano. Mà ngay cả những người mới tiếp xúc về đàn cũng muốn tìm thêm các tài liệu về nó không chỉ là những kỹ năng chơi đàn, nghệ sĩ đánh piano nổi tiếng mà chính là lịch sử cây đàn piano cơ trên thế giới.

dan-piano-ma-vang

Từ những năm 1655, Bartolomeo Cristofori sinh sống tại Pudua hay còn gọi miền bắc nước Ý lúc bấy giờ. Ông đã nghiên cứu và cho ra đời cây đàn clavico và harpsichords. Hai chiếc đàn này đều là nhạc cụ có dây và phím, phát âm thanh từ dây. Điều khác biệt lớn nhất là đàn harpsichords có kích thước lớn hơn clavichord. Chính từ đó, mọi người gọi Bartolomeo Cristofori với biệt danh là cha để của chiếc đàn piano hay còn gọi là piano cơ.

Vào năm 1700, với mong ước cải tiến chất lượng âm thanh của đàn Cristofori đã lên ý tưởng thiết kế những chiếc đàn piano được chơi bằng bàn tay trân các phím đàn. Bởi sẽ tiện lợi, âm thanh vang hay hơn so với việc dùng dụng cụ gảy đàn. Thế nhưng, điều khiến nhiều người gặp khó khăn không thể đánh được các nốt trầm bổng khác nhau. Mãi về sau ông đã sáng chế tạo áp lực cho các phím đàn thông qua bú đàn để phát ra nhiều âm thanh khác. Và bắt đầu từ đó người ta gọi tắt đàn với cái tên là piano. Đánh dấu cột mốc ra đời đàn piano trên thế giới.

Năm 1709, Gottfried Silbermann thiết kế đàn piano với nhiều cộng dụng và vượt trội hơn so với clavecin dần hoàn thiện. Và chiếc đàn piano được công khai xuất bản và trở thành nhạc cụ biểu diễn độc lập. Đến năm 1732 khi đàn piano được nhiều người đón nhận và yêu thích phát triển mạnh mẽ tại Đức. Lúc đó, Đức không chỉ là quốc gia tiếp cận đàn piano nhiều nhất, mà còn đưa vào chế tạo nhạc cụ piano. Và điều giúp đàn piano dường như thay đổi thế hệ cảm nhận âm nhạc đó là được các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Haydn, Mozart và Beethoven đã chơi và soạn nhạc trên piano. Vào thời kỳ đó, đàn piano dường như trở thành nhạc cụ đứng vị trí đầu tiên và dành cho biểu diễn hòa nhạc. Khi grand piano ngày càng phát triển, nó dần trở thành một nhạc cụ độc lập và cần làm cho âm thanh to hơn. Để tăng âm, các dây phải dầy hơn và bộ khung phải khoẻ hơn nữa, như thế có thể đạt được một áp lực lớn hơn.

2000-piano-kawai

Đến năm 1750, đàn piano du nhập vào Anh nhưng lại có hướng đi khác so với ở Đức. Ở Anh, người ta thiết kế và phân loại đàn piano theo đặc thù nặng hơn. Đến năm 1820, Thomas Allen thậm chí vẫn còn dùng các ống kim loại để giữ căng các dây, và một nhà sản xuất thành công người Anh là John Broadwood bắt đầu dùng các tấm bằng sắt để giữ cho chúng được căng lên, mà giờ đây các đĩa đó phần lớn được làm bằng kim loại hơn là bằng gỗ.

Năm 1825, Alpheus Babcock sáng chế ra khung bằng gang và sau đó năm 1843, một người Mỹ là Jonas Chickering bắt đầu làm piano với một đĩa tròn vành. Điều đặc biệt, đàn piano lúc đó có cánh như đàn ngày nay. Điều khác biệt hơn, Henri Pape đã nghiên cứu và sáng tạo thêm các dây bass. Ông đã đặt các dây bass dài hơn lên cao hơn các dây kim, giúp cho các dây dài hơn ở trong hộp ngắn hơn và đặt các dây bass ở giữa qua một bảng cộng hưởng (soundboard) để có một sự hồi âm tốt hơn.

Với lịch sử ra đời phát triển mạnh mẽ qua các thời kỳ đàn piano ngày nay có hai hình dạng cơ bản đó là đàn grand piano – piano cánh và piano đứng. Đồng thời, công nghệ phát triển vượt bậc với kỹ thuật tiên tiến hiện đại xuất hiện nhiều dòng piano khác như  piano tự động (player piano), piano đồ chơi (toy piano), piano đặt sẵn chương trình (prepared piano), piano kỹ thuật số (digital piano)… Qua đây, hi vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử ra đời của đàn piano trên thế giới theo quá trình thời gian. Chính vì thế, nếu bạn lựa chọn học đàn piano cơ là quyết định sáng suốt nhất.

 

 

 

Nguồn: http://guitartaylor.com/lich-su-ra-doi-cua-dan-piano-co-tren-the-gioi.html